Sân khấu thực cảnh – loại hình nghệ thuật đã phổ biến trên thế giới từ lâu và được khán giả dành cho nhiều thiện cảm đặc biệt. Vậy bạn đã biết gì về loại hình nghệ thuật này? Hãy theo dõi bài viết này của tổ chức sự kiện Viettimes nếu bạn vẫn chưa biết về sân khấu thực cảnh nhé!

A picture containing wooden

Description automatically generated

Sân khấu thực cảnh là gì?

“Sân khấu thực cảnh” là loại hình biểu diễn được thực hiện trên nền cảnh quan thực tế và thường là sân khấu ngoài trời bao gồm các yếu tố cảnh sắc thiên nhiên như sông hồ, biển cả, rừng núi… hài hòa với đời sống sinh hoạt của người dân bản địa. Đây là hình thức nghệ thuật sử dụng hoàn toàn chất liệu truyền thống, kết hợp với các hiệu ứng sân khấu hiện đại. 

Ngoài bối cảnh thiên nhiên, sân khấu thực cảnh còn sử dụng những kỹ thuật dàn dựng sân khấu hiện đại như màn led, bàn nâng, cầu bay… để có thể đem đến màn trình diễn ấn tượng, thu hút người xem. Bên cạnh đó, âm thanh ánh sáng là một phần không thể thiếu cho buổi biểu diễn thực cảnh, giúp góp phần tăng hiệu ứng sân khấu, giúp cảnh quan thiên nhiên càng thêm kỳ ảo, hùng vĩ.

A picture containing city, way

Description automatically generated

Vở kịch Thiên Môn Hồ Tiên (Tianmen Fox Fairy show)

Lấy bối cảnh chân núi Thiên Môn (Trung Quốc), Thiên Môn Hồ Tiên là vở kịch thực cảnh đầu tiên trên thế giới dựng giữa những ngọn núi cao và thung lũng sâu thẳm. 

Vở kịch được đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu dàn dựng với hệ thống màn led, âm thanh ánh sáng… hiện đại, hoành tráng, cùng hơn 600 diễn viên múa, tái hiện lại câu chuyện cổ tích tình yêu của nàng tiên cáo (Bạch Hồ Ly) và chàng tiều phu Lưu Hải. 

Những dòng nước chảy từ trên dốc cao, ngôi nhà treo của người Thổ Gia, âm nhạc dân gian, hiệu ứng khói mờ, bông tuyết… Tất cả các yếu tố khiến cho người xem như lạc vào thế giới thần tiên, như bản thân đang ở trong chính câu chuyện đó.

A picture containing crowd

Description automatically generated

Vở kịch Văn Thành công chúa (Wencheng Princess)

Vở nhạc kịch Văn Thành công chúa được dựng tại một nhà hát trên một ngọn đồi mang tên Công viên Sáng tạo Du lịch và Văn hóa Tây Tạng (làng Cijiaolin, Quận Chengquan của Thủ phủ Lhasa), với phông nền là những đồi núi nhấp nhô gần xa, vinh danh mối tình Hán – Tạng của công chúa Văn Thành (nhà Đường) và Tạng Vương Tùng Tán Cán Bố (Tây Tạng).

Vở kịch sử dụng những ứng dụng công nghệ cao, tái hiện những cảnh quan sân khấu có kích thước khổng lồ. (Bức tranh toàn cảnh Cung điện Potala và Đại Chiêu Tự lộng lẫy dài 160m; Cung điện vàng son của vua Đường Thái Tông – nơi nàng công chúa gạt nước mắt lên đường nhập Tạng dài 40m, cao 20m). Hiệu ứng ánh sáng laser kỳ ảo, công nghệ 3D tân tiến, âm thanh đỉnh cao… vở kịch hội tụ những 

Bên cạnh đó, vở nhạc kịch còn quy tụ dàn diễn viên lên tới 800 người, gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem bằng những ca khúc da diết nỗi nhớ cố hương, tỏ bày tình yêu trai gái… của nàng công chúa xa quê và những vũ đạo khoẻ khoắn, những loại hình nghệ thuật dân gian (nghệ thuật Ga, vũ điệu Zhou…), những đặc trưng của đời sống, văn hóa, sinh hoạt, tín ngưỡng Tibet…

Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa, truyền thống lâu đời cùng với các cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ có thể khai thác để làm sân khấu thực cảnh. Như các vở diễn “Tinh hoa Bắc Bộ” hay “Ký ức Hội An”, hy vọng Việt Nam sẽ có thêm những sân khấu thực cảnh ấn tượng, gây dấu ấn tới người xem, giúp tiếp cận lượng khách du lịch và giúp họ tìm hiểu về văn hóa Việt Nam bằng cách mang tính nghệ thuật hơn, đặc biệt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *