Rap không còn là một khái niệm xa lạ với fan âm nhạc Việt Nam. Hiện nay, có rất nhiều người không chỉ giới trẻ đang rất yêu thích thể loại nhạc sôi động này và mang rap vào cuộc sống thường ngày. Người già nghe rap, trẻ em hát rap. Và không thiếu gì những bản cover các ca khúc nhạc rap của các em thiếu nhi nhỏ tuổi được đăng tải trên các kênh mạng xã hội. 

Một bài cover được đăng trên mạng xã hội

Chúng ta không còn lạ gì với những ca khúc như “Giàu vì bạn sang vì vợ”, “Bigcity Boi”, “Anh em tốt”… được cộng đồng mạng yêu thích kể cả các em thiếu nhi nhỏ tuổi. Thậm chí nhiều câu rap trong các ca khúc này được nhiều người chia sẻ, trở thành những câu nói quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.  

Có thể thấy sức hút của rap với con người là vô cùng lớn. Nó không chỉ thu hút người lớn mà các em nhỏ cũng bị cuốn theo những bản rap sôi động này. Các bài nhạc rap được chia sẻ rộng rãi trên các kênh mạng xã hội như Tik Tok, Youtube, Facebook… nên trẻ em rất dễ dàng tìm thấy và học theo. Nhưng lứa tuổi của các em thì còn quá nhỏ để hiểu “chất” trong rap. Rap dizz, rap love,..với những ca từ tục tĩu, không lành mạnh, thiếu văn hóa lại được các em cho rằng bắt tai và dễ nhớ. Chính những điều này đã vô hình đưa trẻ em tiếp xúc với những ngôn từ “người lớn” mà không ai kiểm soát được.

Theo thống kê ước tính, hiện nay có đến 90% trẻ em Việt Nam yêu thích rap đang phải nghe và học theo những ca khúc có sẵn trên mạng xã hội. Trẻ em yêu thích nhạc rap là điều không thể tránh khỏi và nhưng nội dung các ca khúc rap hiện nay thì đa phần lại không phù hợp với độ tuổi này. Ở độ tuổi của các em lẽ ra phải tránh và hạn chế tiếp xúc với những từ ngữ thô tục thì đây chúng ta lại đang vô tình “dạy” các em học những từ ngữ “người lớn”. 

Thế thì tại sao chúng ta không là người “dạy” cho các em rap  một cách trong sáng và lành mạnh?

Rap dành cho tất cả mọi người và không trừ ai cả. Ca từ trong rap không nhất thiết phải chứa ngôn từ “người lớn”. Thế nên trẻ em hoàn toàn có thể rap về những chủ đề gia đình, học đường, văn hóa lịch sử Việt Nam hay những câu chuyện gắn liền với tuổi thơ của các em. Và rất cần những ca khúc có nội dung như thế để cho trẻ có cơ hội được tiếp xúc với các sản phẩm âm nhạc dành cho đúng lứa tuổi của mình. 

Một bài dự thi của thí sinh tham gia Rap Kids Việt NAM 20220

Vậy nên để cho trẻ em tự học theo các bài rap của người lớn trên mạng  hay chúng ta nên “định hướng” cho các em rap theo đúng độ tuổi của mình? Đâu mới là việc chúng ta nên làm cho trẻ em ngay bây giờ? 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *