“Không thầy đố mày làm nên”, câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong cuộc sống, và nhắc nhở những người làm “trò” phải biết ơn, kính trọng thầy cô. Dù là Việt Nam hay bất cứ nước nào trên thế giới, thì dạy học vẫn là “nghệ thuật vĩ đại nhất” và “Thầy cô chính là người cầm tay, mở ra trí óc và chạm đến trái tim”. Vậy nên, những ngày kỷ niệm, tri ân thầy cô giáo là điều có thể bắt gặp ở mọi quốc gia trong đó có ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Nếu muốn có một ngày thật đặc biệt bên cạnh thầy cô và bạn bè của mình trong dịp này thì đây là những gợi ý mà tổ chức sự kiện Viettimes tổng hợp bạn không nên bỏ qua:
Tổ chức văn nghệ mừng ngày nhà giáo tại trường
Việc tổ chức văn nghệ nhân ngày nhà giáo không hề xa lạ với bất kỳ thế hệ học sinh nào. Tất cả các tiết mục được học sinh chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc chọn nhạc, biên đạo và tập luyện cho đến khi tổng duyệt và biểu diễn. Nhưng để có sự khác biệt, có cảm giác “chuyên nghiệp” hơn, bạn có thể sử dụng màn led, một đội ngũ âm thanh chuyên nghiệp cho buổi diễn văn nghệ của trường. Bên cạnh đó, việc tổ chức thêm các cuộc thi như: làm báo tường, đồ handemade, các trò chơi dân gian hay team building… kết hợp cùng thầy cô có thể khiến không khi sôi động, vui vẻ và tạo thêm nhiều kỷ niệm giữa thầy trò hơn bao giờ hết.
Tổ chức chuyến đi dã ngoại nhân ngày nhà giáo
Thường các trường sẽ có 1-2 ngày để học sinh đi tham quan, dã ngoại. Vậy sao không để buổi học ngoại khóa này ý nghĩa hơn khi tổ chức nó vào ngày Nhà giáo 20/11. Kết hợp cùng các kiến thức, các hoạt động trong buổi ngoại khóa, chuyến đi của thầy và trò chắc chắn sẽ rất khó quên.
Tổ chức theo hình thức MICE
MICE là từ viết tắt của Meeting (Hội họp), Incentive (Khen thưởng), Convention (Hội nghị, hội thảo), Exhibition (Triển lãm). MICE là một loại hình tổ chức sự kiện phù hợp với những sự kiện tri ân giống như Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tuy nhiên vẫn còn tương đối mới tại Việt Nam. Với loại hình sự kiện này, bạn có thể tổ chức hội thảo giáo dục, hội nghị khen thưởng hay triển lãm các sản phẩm của thầy cô.