Ý tưởng được coi là linh hồn của mỗi sự kiện, có nhiệm vụ định hướng cho các nhà tổ chức sự kiện triển khai thực hiện các hoạt động của sự kiện theo chủ đề cũng như đóng vai trò quyết định trong việc truyền tải thông điệp mà sự kiện muốn hướng tới. Ý tưởng của sự kiện sẽ được thể hiện thông qua nhiều khía cạnh như thiết kế sân khấu, bộ nhận diện chương trình, nội dung của chương trình nghệ thuật, song một trong những yếu tố quan trọng phải kể đến là tên gọi của sự kiện. 

Tên gọi là một yếu tố quan trọng để thể hiện ý tưởng

Tên sự kiện chính là yếu tố để nhận biết và để nhớ về sự kiện. Tên của sự kiện cũng góp phần không nhỏ trong việc tăng độ nhận diện và tạo nên thành công cho sự kiện. Nó được xem như là công cụ trực tiếp để truyền tải thông điệp của sự kiện đến với công chúng. Thông thường, thông điệp của các chương trình thường gói gọn trong tên gọi. Do đó tên của sự kiện cần đặt thật ngắn gọn, súc tích, thể hiện được vấn đề khiến người tham gia phải chú ý. Nó có thể không cần quá hoa mỹ, có thể là một câu, hay một từ, một chữ rất đơn giản nhưng phải toát lên được nội dung của chương trình và gợi ra trong lòng công chúng những cảm xúc gần gũi, đồng cảm hay hứng thú. 

Mỗi lần muốn tổ chức một sự kiện nào đó, nhiều cá nhân, doanh nghiệp luôn phải đau đầu trong việc lựa chọn một cái tên phù hợp. Trước hết, chúng ta cần phải xác định được ý tưởng chủ đề của sự kiện là gì rồi từ đó khoanh vùng phong cách cho cái tên. Ví dụ, với một sự kiện âm nhạc cho giới trẻ cần một cái tên ngắn gọn, thời thượng, trẻ trung, bắt kịp xu hướng xã hội hoặc có thể sử dụng các từ tiếng anh có ý nghĩa đặc biệt, nhưng đối với các sự kiện có tính văn hóa, lịch sử nên sử dụng một cái tên trang trọng, văn thơ, hào hùng hơn. Tùy vào một số loại hình sự kiện có thể đặt tên gắn với địa danh, thời gian,nội dung hay mục đích.

Tên gọi có thể được đặt theo nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện

Khi đặt tên cho sự kiện, các nhà tổ chức cần chú ý một vài vấn đề sau:

  • Tên này có bị trùng không? Có thể phân biệt với các sự kiện khác được hay không? Vì nếu chọn một cái tên quá bình thường hay phổ thông sẽ không để lại được ấn tượng đối với công chúng và dễ bị chìm giữa vô vàn sự kiện khác.
  • Cái tên này có sức lôi cuốn không? Một cái tên hấp dẫn đã góp một phần để tạo nên thành công cho chiến dịch truyền thông của sự kiện. Vì vậy, tên sự kiện cần phải đảm bảo các yếu tố sáng tạo, mới lạ, có thể khơi gợi được hứng thú của khán giả.
  • Tên này có dễ nhớ không? Không phải cứ chọn một cái tên thật dài, thật hoa mỹ, văn thơ là ổn đâu. Hãy đặt mình vào vị trí của khán giả, giả sử nếu bạn muốn giới thiệu cho mọi người xung quanh về sự kiện này mà cái tên quá dài hay khó nhớ thì đây đúng là một sai lầm trong cách đặt tên đấy. Vì thế nên không thiếu các sự kiện lựa chọn những cái tên rất ngắn gọn như “Thơm”, “Hozo”, “Monsoon”,…
  • Nhưng hơn hết là cái tên này có thích hợp không? Đặt tên cho sự kiện cần phải dựa trên mục đích, chủ đề, nội dung và đối tượng công chúng mà sự kiện muốn hướng đến. Không thể tổ chức một sự kiện văn hóa truyền thống mà cái tên lại quá hiện đại, trẻ trung được.

Tóm lại, tên sự kiện có vai trò quan trọng đối với một sự kiện. Vì vậy, Viettimes luôn cẩn thận và tâm huyết trong từng tên gọi của mỗi sự kiện với mong muốn cái tên đó sẽ thể hiện được trọn vẹn thông điệp mà chúng tôi muốn gửi tới khán giả và để lại trong lòng họ những cảm xúc, ký ức  ấn tượng nhất về sự kiện của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *